5 loại bệnh khi giao mùa thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh
Thời điểm giao mùa là lúc nhiệt độ không khí thay đổi thất thường, độ ẩm không khí cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh khi giao mùa để có thể phòng tránh cho con hiệu quả.
Bệnh cảm cúm

Cảm cúm là một trong những bệnh khi giao mùa phổ biến nhất. Trẻ mắc bệnh này sẽ có biểu hiện sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho… đặc biệt trẻ sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài…
Để phòng bệnh cảm cúm cho bé, bố mẹ cần giữ ấm cơ thể bé, nhất là bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu… Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C cho trẻ. Cho bé uống nước ấm, tránh ăn đồ ăn lạnh…
Sốt phát ban
Sốt phát ban ở trẻ thường bị gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung bầu không khí với người bệnh. Đây là bệnh khi giao mùa bị lây nhiễm do virus nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng.

Trẻ bị bệnh này sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau bụng, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết màu đỏ, xuất hiện hai hạch sung to ở hai bên cổ phía sau tai.
Cần tiêm phòng sởi và rubella để phòng ngừa bệnh sốt phát ban cho bé.
Đau mắt đỏ
Vào thời điểm chuyển mùa từ hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang ẩm thấp, độ ẩm không khí cao… là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch của trẻ, sức đề kháng bị yếu đi nên trẻ rất dễ bị bệnh khi giao mùa.

Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt bị sưng, chảy nước mắt…
Để phòng bệnh cho trẻ bố mẹ cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho con, hạn chế để con tiếp xúc ở nơi đông người đặc biệt những nơi có người bị đau mắt đỏ.
Viêm tai
Viêm tai, đặc biệt là ở trẻ em, có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.

Để trẻ không bị bệnh khi giao mùa bố mẹ cần cho trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm. Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng. Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
Viêm đường hô hấp
Đây là bệnh khi giao mùa khá phổ biến bởi khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp.

Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng. Giữ ấm cơ thể cho bé và hạn chế đưa bé đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Không nên cho bé đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.
• Tăng cường sức đề kháng cho trẻ – Biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả
• Bí quyết phòng bệnh cúm cho con khi thời tiết giao mùa
Nguồn: goodhealth.com.vn