Bổ sung kháng thể tự nhiên xây “tường thành miễn dịch” cho trẻ

Chúng ta vẫn thường nghe sử dụng sữa non để bổ sung kháng thể tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vậy kháng thể tự nhiên là gì? Có những loại kháng thể tự nhiên nào? Công dụng của chúng là gì? Cùng chuyên gia của Goodhealth tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kháng thể tự nhiên là gì?

Kháng thể tự nhiên (hay còn gọi là các globulin miễn dịch) là các thành phần cơ bản chất là glycoprotein, do các tế bào lympho B cũng như các tương bào (loại tế bào được biệt hóa từ lympho B) tổng hợp khi cơ thể bị phơi nhiễm với các kháng nguyên, có vai trò giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn các vi khuẩn hoặc virus.

Các kháng thể tự nhiên được tìm thấy nhiều nhất trong máu (chiếm khoảng 15% tổng số protein ở người khỏe mạnh). Ngoài ra, chúng còn tồn tại ở dịch bạch huyết, dịch não tủy và dịch ổ bụng.

Kháng thể tự nhiên có vai trò quan trọng với sức khỏe
Kháng thể tự nhiên có vai trò quan trọng với sức khỏe

Mỗi cơ thể tạo ra các kháng thể tự nhiên khác nhau để chống lại các kháng nguyên khác nhau. Đôi khi cơ thể nhầm lẫn tạo ra kháng thể chống lại chính nó, xử lý các cơ quan và các mô được gọi là bệnh tự miễn.

Có những loại kháng thể nào? Công dụng của chúng?

Các chuyên gia cho biết có 5 loại kháng thể chính: IgG, IgA, IgM, IgE, IgD. Mỗi loại đều có công dụng riêng.

Mỗi kháng thể đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể
Mỗi kháng thể đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể

IgG

Chiếm khoảng 80% tổng lượng kháng thể và là loại kháng thể phổ biến nhất của cơ thể.

Chức năng: Hoạt hóa bổ thể: bổ thể là tập hợp các protein huyết tương. Bổ thể đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và đáp ứng miễn dịch thích ứng. Khi được hoạt hóa bổ thể sẽ có tác dụng làm tan một số tế bào, vi khuẩn và virus khác nhau, thúc đẩy sự thanh lọc các kháng nguyên và sự tạo thành của một đáp ứng viêm.

Thúc đẩy quá trình Opsonin hóa để giúp đại thực bào bắt giữ các tác nhân xâm nhập vào cơ thể.

Gây ngưng kết vi khuẩn và trung hòa các vi khuẩn, virus vô hiệu hóa các tác động trước khi chúng có thể lây nhiễm vào các tế bào cơ thể để gây bệnh.

Trung hòa ngoại độc tố (độc tố của virus, vi khuẩn: TGE, PED, Salmonella, E.Coli, Clostridium …), các độc tố từ môi trường xâm nhập vào cơ thể, vô hiệu hóa các tác động có hại của chúng.

IgA

Chiếm 10 – 15% tổng lượng kháng thể, là kháng thể phổ biến thứ 2 trong các loại kháng thể. Được sản xuất ở lớp lót niêm mạc nhiều hơn so với tất cả các loại kháng thể khác

Đây là một kháng thể quan trọng mà trẻ sơ sinh có thể nhận được từ sữa mẹ, bắt đầu được tổng hợp từ sau sinh nhưng một năm cơ thể trẻ cũng chỉ có thể tổng hợp IgA bằng 20% IgA của người trưởng thành.

IgA là kháng thể có vai trò bảo vệ đâu tiên cho các bề mặt niêm mạc của các cơ quan như ruột, phổi, mũi…

IgA còn có một chức năng hết sức quan trọng trong việc sản sinh miễn dịch tại chỗ của đường tiêu hoá, đường hô hấp, tiết niệu sinh dục vì đây là những con đường chính để phần lớn các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

IgM

Chiếm 5 – 10% tổng lượng kháng thể, có nồng độ khoảng 1 mg/ml. Là kháng thể lớn nhất trong hệ thống tuần hoàn của người.

IgM là lớp kháng thể miễn dịch đầu tiên xuất hiện trong đáp ứng lần đầu với một kháng nguyên và cũng là lớp kháng thể miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh.

IgM cũng có khả năng hoạt hoá bổ thể. Ngăn chặn sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn một cách nhanh chóng nhờ cấu tạo đặc biệt của mình.

Mặc dù IgA là lớp kháng thể chính có trong dịch tiết, nhưng IgM cũng hoạt động như một kháng thể miễn dịch tiết bổ sung. 

IgE

IgE có nồng độ trong huyết thanh rất nhỏ, chỉ 0,3 mg/ml. Kháng thể IgE được tổng hợp bởi các tương bào (còn gọi là tế bào plasma).

IgE có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là những bệnh gây ra bởi giun và một số động vật nguyên sinh. Nó cũng có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của các bệnh dị ứng.

Ngoài ra, IgE cũng có thể làm giải phóng các chất trung gian hoá học có tác dụng chiêu mộ các loại tế bào khác nhau để chống lại ký sinh trùng.

IgD

IgD có nồng độ khoảng 30 mg/ml huyết thanh chiếm 0,2% tổng lượng globulin miễn dịch huyết thanh.

IgD có tác dụng biệt lập các tế bào gây bệnh hạn chế gia tăng các tế bào gây bệnh, đồng thời có tác dụng như người chỉ đường cho các kháng thể, các yếu tố miễn dịch khác tìm đến và tiêu diệt các tế bào mang bệnh đã bị cô lập.

– Nguồn: https://goodhealth.com.vn –

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua ngay
Email Us
1900.633.636