Mụn nội tiết và 5 cách trị mụn tận gốc cực kỳ đơn giản
1. Mụn nội tiết và những đặc điểm nhận biết
1.1. Mụn nội tiết là gì?
Mụn nội tiết là một dạng mụn sinh ra do sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể. Sự thay đổi này kích thích tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh hơn, khiến bã nhờn dư thừa nhiều, làm tắc lỗ chân lông và tạo ra mụn.
Mụn nội tiết xảy ra nhiều nhất trong giai đoạn dậy thì, khi các nội tiết tố sinh dục tiết ra mạnh và cơ thể có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất. Sau tuổi dậy thì, mụn nội tiết thường sẽ ít xuất hiện hơn.
Tuy nhiên, riêng với phụ nữ, do đặc điểm nội tiết luôn thay đổi theo chu kỳ nên tình trạng mụn nội tiết vẫn tiếp tục diễn ra. Những người thường xuyên bị mụn nội tiết nhất là phụ nữ, phụ nữ đang mang thai và phụ nữ ở đang trải qua thời kỳ mãn kinh.
1.2. Đặc điểm của mụn nội tiết
- Vị trí mọc mụn:
-
-
- Ở tuổi đoạn dậy thì: thường xuất hiện ở vùng chữ T: trán, mũi, cằm.
- Ở tuổi trưởng thành: thường xuất hiện ở nửa dưới của mặt, má, quanh quai hàm.
-
- Các loại mụn nội tiết: có thể là mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn trứng cá, tới các mụn nang, mụn bọc lớn…
- Thời điểm mụn nội tiết thường xuất hiện:
-
- Trong tuổi dậy thì
- Khi gần chu kỳ kinh nguyệt (ở phụ nữ)
- Trong giai đoạn mãn kinh (ở phụ nữ)
- Khi bị buồng trứng đa nang (ở phụ nữ)
- Khi hàm lượng androgen trong cơ thể tăng (nội tiết tố nam – có ở cả nam và nữ)
2. Nguyên nhân ra mụn nội tiết và cơ chế hình thành
Mụn nội tiết sinh ra khi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, cụ thể là các nội tiết tố (hormone) sinh dục – vốn chịu trách nhiệm điều khiển các chức năng liên quan tới giới. Sự thay đổi tăng giảm của các nội tiết tố này khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh hơn, đồng nghĩa với việc da tiết ra nhiều dầu/bã nhờn hơn.
Da dầu khiến da dễ bám bụi bẩn và vi khuẩn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu lỗ chân lông bị bít tắc thì bã nhờn không thể thoát ra ngoài, sẽ tích tụ dưới da tạo thành nhân mụn. Vi khuẩn xâm nhập vào các túi bã nhờn này sẽ gây ra mụn viêm, sưng đỏ, không chỉ đau mà còn dễ để lại sẹo.
Bất kỳ yếu tố nào tác động tới nội tiết tố sinh dục trong cơ thể đều có thể khiến mụn nội tiết bùng phát. Có những yếu tố bạn có thể chủ động kiểm soát được, nhưng cũng có những yếu tố mà bạn không thể thay đổi.
Các yếu tố gây mụn có thể kiểm soát được
- Căng thẳng, stress. Căng thẳng gây ảnh hưởng tới quá
- Thiếu ngủ
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da, dưỡng tóc phù hợp và không gây bít tắc lỗ chân lông
Các yếu tố gây mụn không thể kiểm soát được
- Thay đổi nội tiết tố do dậy thì
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ do chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở, mãn kinh
- Thay đổi nội tiết tố sau khi bắt đầu hoặc khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai
- Ảnh hưởng của liệu pháp Testosterone ở nam giới
- Mụn do yếu tố di truyền (gen)
- Tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh khác
- Ảnh hưởng của một số bệnh lý trong cơ thể
Ngoài ra, một số người có cơ địa nhạy cảm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn mất cân bằng, các thực phẩm nuôi trồng tăng trọng có chứa hormone, hoặc môi trường sống độc hại.
Để xác định bản thân có bị mụn nội tiết hay không, bạn sẽ cần phải tính tới tất cả các yếu tố trên và tốt nhất nên có sự tư vấn từ chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ.
3. Cách loại bỏ mụn nội tiết tận gốc
Như đã đề cập tới ở phần trên, có những yếu tố gây mụn nội tiết mà chúng ta có thể thay đổi được và có những yếu tố mà chúng ta không thể tác động được. Do đó, trước khi quyết định điều trị mụn, bạn nên dành thời gian xem xét kỹ các dấu hiệu của mụn cùng thói quen sinh hoạt, để có thể đưa ra đánh giá chính xác nhất về nguyên nhân gây mụn.
Các cách loại bỏ mụn nội tiết mà bạn nên thực hiện bao gồm.
3.1. Đảm bảo ngủ đủ giấc và đều đặn theo nhịp sinh học
Việc thiếu ngủ là một nguyên nhân lớn khiến cơ thể bị stress và khiến việc điều tiết hormone bị rối loạn, gây ra mụn nội tiết. Theo Mayo Clinic, trẻ em trong tuổi dậy thì cần 8-10 tiếng ngủ mỗi ngày và người lớn cần ít nhất 7 tiếng ngủ mỗi ngày.
3.2. Chăm sóc da đúng cách và phù hợp
- Đầu tiên, bạn sẽ cần xác định đúng loại da và tình trạng mụn để lựa chọn đúng các sản phẩm chăm sóc da tương ứng. Ví dụ như:
- Da khô thì thường cần các loại sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm
- Da khô cần các sản phẩm giúp cân bằng dầu
- Da nhạy cảm cần tránh các hoạt chất mạnh, các chất tạo mùi hương…
- Làm sạch da 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng & tối với sản phẩm tẩy trang (nếu cần) và sữa rửa mặt.
- Cân bằng lại độ ẩm cho da sau khi làm sạch với nước cân bằng và kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da.
3.3. Duy trì chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng
- Uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu của cơ thể. Thiếu nước sẽ khiến da của bạn tăng tiết dầu hơn và càng khiến mụn lên nhiều.
- Ăn uống đủ chất, phong phú thực phẩm và nhiều rau củ quả tươi, rau xanh.
- Hạn chế ăn đồ ngọt và sữa bò. Quá nhiều đồ ngọt (đường) và sữa bò có thể khiến tăng tiết androgen và khiến mụn xuất hiện dày đặc hơn.
3.4. Cách xử lý khi mụn nội tiết “bùng phát”
- Khi mụn xuất hiện, đều đầu tiên bạn cần làm là giữ gìn vệ sinh
- Không sờ, gãi mụn
- Vệ sinh tay và các dụng cụ dưỡng da, trang điểm trước khi tiếp xúc với da mặt
- Vệ sinh chăn, gối, khăn mặt, khẩu trang để
- Nặn mụn đúng cách:
- Không nặn mụn cho tới khi nhân mụn đã “chín”
- Đảm bảo vệ sinh tay, da và dụng cụ khi nặn mụn
- Trong trường hợp mụn không quá nặng, chỉ nổi lên định kỳ thì bạn có thể sử dụng các sản phẩm trị mụn thông thường tại nhà để hạn chế chúng, như kem trị mụn, kem chấm mụn, serum có thành phần BHA, AHA, niacinamide…
- Trong trường hợp mụn nặng, xuất hiện dày đặc và không ngừng thì bạn nên đi khám bác sĩ nội tiết & da liễu. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc uống và thuốc bôi đặc trị, giúp bạn kiểm soát tình hình nhanh chóng hơn.
3.5. Cân bằng nội tiết tố
Trong một số trường hợp rối loạn nội tiết tố do bệnh lý, bạn nên đi khám và điều trị tận gốc bệnh lý đó. Như vậy, bạn sẽ triệt tiêu được nguyên nhân gốc rễ gây ra mụn nội tiết và tránh được việc mụn tái đi tái lại.
Phụ nữ ở độ tuổi ngoài 20 thường gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết do ảnh hưởng của stress và lối sống hiện đại. Biểu hiện ra ngoài thường là chu kỳ kinh nguyệt không đều và mụn nội tiết. Khi này, một số thực phẩm và viên uống bổ sung có thể hỗ trợ bổ sung nội tiết tố, giúp bạn cân bằng lại lượng nội tiết tố trong cơ thể.
Tinh dầu hoa anh thảo là một dưỡng chất quan trọng giúp cân bằng các hormone sinh sản, duy trì và điều hoà nội tiết tố nữ. Trong tinh dầu hoa anh thảo có nhiều GLA là loại Omega 6 – một acid béo cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, buộc phải bổ sung từ nhiều bên ngoài.
Bổ sung tinh dầu hoa anh thảo đều đặn mỗi ngày có thể hỗ trợ hạn chế ảnh hưởng lên da từ việc suy giảm hoặc rối loạn nội tiết tố gây ra, đặc biệt là hỗ trợ trị mụn nội tiết tận gốc.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn thì đừng ngần ngại chat ngay với Goodhealth Việt Nam để được tư vấn nhanh nhất nhé.